lyfhangnam

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

lyfhangnam chào đón bạn!

Latest topics

» Tư vấn máy chạy bộ
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 EmptyMon Apr 22, 2019 6:05 pm by E_Quest

» Tại sao không thể chạy nhanh
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 EmptyMon Apr 22, 2019 6:03 pm by E_Quest

» CAM KẾT 100% HỌC VIÊN ĐẠT ĐIỂM TIẾNG ANH ĐẦU RA KỲ VỌNG
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 EmptyTue Jun 05, 2012 4:32 pm by hueminh

» Vui học thử cùng bạn thân tại EQuest HCM
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 EmptyThu May 17, 2012 8:44 pm by hueminh

» English khởi động mùa hè
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 EmptySat May 12, 2012 9:39 pm by hueminh

» Du học hè Singapore và cơ hội nhận Ipad sành điệu cùng nhiều quà tặng hấp dẫn
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 EmptySun Apr 22, 2012 10:53 am by hueminh

» CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN HỌC MỪNG KHAI TRƯƠNG CƠ SỞ MỚI
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 EmptyWed Apr 11, 2012 10:59 pm by hueminh

» CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN HỌC TOEIC, CE
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 EmptyWed Mar 21, 2012 10:02 pm by hueminh

» Lì xì đầu xuân mừng khai trương cơ sở mới
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 EmptySun Jan 01, 2012 7:12 pm by E_Quest

Affiliates

free forum


    Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935

    Chủ nhà!
    Chủ nhà!
    Admin


    Tổng số bài gửi : 25
    Points : 54
    Reputation : 0
    Join date : 21/06/2009
    Age : 30
    Đến từ : Lớp học yêu thương!

    Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 Empty Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935

    Bài gửi  Chủ nhà! Wed Jul 22, 2009 12:36 pm

    I. Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
    1/ Tình hình kinh tế.
    - Từ 1930: Kinh tế suy thoái, bắt đầu từ:
    + Nông nghiệp: lúa gạo sụt, ruộng đất bị bỏ hoang
    + Công nghiệp: suy giảm các ngành
    + Thương nghiệp: xuất nhập khẩu đình đốn, hàng khan hiếm, giá cả đắt đỏ
    2/ Tình hình xã hội:
    - Các tầng lớp xã hội bị đẩy vào tình trạng đói khổ
    - Công nhân bị thất nghiệp, lương giảm
    - Nông dân bị bần cùng hoá: do sưu thuế cao, giá nông phẩm hạ, vay nợ ...
    - Các nghề thủ công bị phá sản, nhà buôn đóng cửa, viên chức bị sa thải, tư sản khó khăn trong kinh doanh
    Làm cho mâu thuẫn xã hội càng thêm sâu sắc cao trào cách mạng 1930-1931
    II. Phong trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ – Tĩnh.
    1/ Phong trào cách mạng 1930-1931
    + Đầu 1930: diễn ra các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân. Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân ở Phú Riềng, Dầu Tiếng, Hà Nội ...
    + Mục tiêu: đòi các quyền lợi về kinh tế
    + Tháng 3, 4: phong trào của công nhân ở nhà máy sợi Nam Định, cưa Bến Thuỷ
    + 1/5/1930: phong trào nổ ra trên phạm vi cả nướcBước ngoặt của phong trào cách mạng
    + Phong trào tiếp tục phát triển trong tháng 6, 7, 8. Ở hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh phong trào diễn ra quyết liệt (các phong trào biểu tình của nông dân có vũ trang và sự hưởng ứng của công nhân)
    - Tiêu biểu là cuộc biểu tình của 800 công nhân Hưng Nguyên ngày 12/9/1930. Pháp đàn áp dã man Quần chúng kéo đến huyện lỵ phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính Chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt và tan rã nhiều huyện, xã. Cấp uỷ đảng đã lãnh đạo nhân dân thành lập chính quyền Xô Viết. Phong trào của nhân dân cả nước ủng hộ Xô Viết Nghệ – Tĩnh.
    2/ Xô Viết Nghệ Tĩnh:
    a- Chính quyền Xô Viết ra đời
    từ sau 9/1930 (từ phong trào của nhân dân) ở Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên ...
    - Một số xã thuộc các huyện: Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê ra đời cuối 1930 đầu 1931
    b-Hoạt động của XVNT
    Chính quyền Xô Viết đã thực hiện các chính sách tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội (Trang 100 sgk)
    Xô Viết Nghệ – Tĩnh là hình thức chính quyền mới lần đầu tiên xuất hiện ở Nghệ - Tĩnh là chính quyền của dân, do dân, vì dân.
    - Ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ – Tĩnh.
    + Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng
    + Hình thành khối liên minh công – nông qua phong trào
    + Là cuộc tập dợt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho cách mạng Tháng Tám
    + Để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông, mặt trận thống nhất, tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân

    3/ Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành trung ương Đảng lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10-1930)
    - 10/1930, hội nghị lần thứ nhất BCHTW Đảng lâm thời tại Hương Cảng – Trung Quốc
    - Nội dung:
    + Đổi tên Đảng: Đảng cộng sản Đông Dương
    + Bầu BCHTW chính thức: Đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư
    + Thông qua “Luận cương chính trị” do Trần Phú soạn thảo:
    - Nội dung Luận cương:
    + Xác định dường lối cách mạng Việt Nam, Nhiệm vụ cách mạng, động lực cách mạng, lãnh đạo cách mạng
    + Đề ra hình thức và biện pháp cách mạng: kết hợp đấu tranh chính trị và bạo động vũ trang. Nhấn mạnh “Bạo động phải nổ ra khi có tình thế cách mạng trực tiếp, đúng nguyên tắc và đúng thời cơ ...”
    - Điểm hạn chế: Chưa làm rõ tính chất, đặc điểm cách mạng ở một nước thuộc địa (Yếu tố dân tộc phải là hàng đầu, là cơ bản quyết định). Chưa thấy được đặc điểm và khả năng cách mạng của các tầng lớp: tiểu tư sản, tư sản dân tộc (chưa nhận thức được tầm quan trọng của liên minh dân tộc rộng rãi trong đấu tranh chống đế quốc và tay sai)
    III. Phong trào cách mạng 1932-1935
    1/ Cuộc đấu tranh phục hồi cách mạng
    - Pháp thi hành chính sách đàn áp, khủng bố dã man và mị dânCách mạng trong thời kì 1932-1935 gặp nhiều khó khăn
    - Mặc dù bị tổn thất nặng nề nhưng kẻ thù không thể tiêu diệt được sức sống của Đảng và cách mạng (những người cộng sản vẫn kiên cường đấu tranh trong mọi hoàn cảnh: đấu tranh trong tù, những Đảng viên ở ngoài tìm cách gây dựng lại tổ chức Đảng và cơ sở cách mạng ...)
    Từ cuối 1933 cách mạng dần được phục hồi. Cuối 1934 đầu 1935: các xứ uỷ được lập lại
    2/ Đại hội đại biểu lần I của Đảng CSVN (3/1935)
    - Đại hội lần Icủa Đảng CSVN được diễn ra từ 27/3 – 31/3/1935 tại Ma Cao – Trung Quốc, có 13 đại biểu dự
    - Nội dung:
    + Dại hội xác định 3 mục tiêu chủ yếu của Đảng: Củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi, chống chiến tranh đế quốc
    + Thông qua: nghị quyết chính trị, điều lệ Đảng ...
    + Bầu BCHTW Đảng, đồng chí Lê Hồng Phong làm tổng bí thư
    - Ý nghĩa: Đại hội Đảng lần I đánh dấu mốc Đảng khôi phục lại tổ chức từ TW địa phương trong và ngoài nước, khôi phục tổ chức quần chúng. Đại hội chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới ở nước ta.

      Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 4:33 am